NSN tham dự Triển lãm và Hội thảo đặc biệt về Tái chế máy móc Công nghiệp và Xây dựng

Ngày 30/10/2024, tại trường Đại học Công nghiệp Hà Nội đã diễn ra Triển lãm và Hội thảo đặc biệt về Tái chế máy móc Công nghiệp và Xây dựng Hàn Quốc - Việt Nam 2024. Mục tiêu của sự kiện nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế, giới thiệu công nghệ tái chế hiện đại, ký kết MOU, tăng cường chuyển giao công nghệ, giao lưu và hợp tác song phương Việt - Hàn, phát triển ngành tái chế và xây dựng bền vững. 

Ảnh chụp máy ảnh (14)

Ngành xây dựng tại Việt Nam vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định, đạt 8 - 8,5% trong năm 2022. Điều này không chỉ bởi nhu cầu đầu tư xây dựng, mà còn do tăng cường quá trình đô thị hóa, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường máy móc xây dựng. Trong đó, nhu cầu đến từ thị trường tái sử dụng máy xây dựng và máy công nghiệp đang rất "nóng" với các nhà sản xuất tại Việt Nam, đặc biệt là máy móc được cung cấp từ các quốc gia đang phát triển. Thị trường máy móc xây dựng Việt Nam chủ yếu đặt niềm tin vào những đối tác quốc tế, trong đó có Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, và Đài Loan. Bốn thị trường này chiếm đến 70% nguồn cung máy móc của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc với 24,29 tỷ USD trong năm 2022. Tiếp theo là Hàn Quốc với 6,24 tỷ USD, Nhật Bản với 4,29 tỷ USD. 

Ảnh chụp máy ảnh (12)

Tái năng lực sản xuất của máy móc và thiết bị có vai trò hết sức quan trọng, góp phần gia tăng nguồn lực sản xuất, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí đầu tư, thúc đẩy kinh tế. Nhận thức được điều này, Chính phủ Việt Nam đã ban hành những quyết định liên quan đến tái sử dụng máy móc công nghiệp và xây dựng như quyết định số 18 của Thủ tướng chính phủ ban hành năm 2019, cho phép nhập khẩu máy móc và thiết bị đã qua sử dụng, phù hợp với quy định, quy chuẩn kỹ thuật, an toàn và thân thiện với môi trường Việt Nam.  

Ảnh chụp máy ảnh (13)
Ảnh chụp máy ảnh (15)

Tuy nhiên, lĩnh vực tái sản xuất máy công nghiệp và xây dựng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Do đó, đến với Triển lãm và Hội thảo đặc biệt về Tái chế máy móc Công nghiệp và Xây dựng Hàn Quốc - Việt Nam 2024 lần này, các tổ chức chính phủ và doanh nghiệp hai nước đặt nhiều kỳ vọng tìm kiếm cơ hội hợp tác song phương, cải thiện hiệu quả sản xuất, đón đầu xu hướng và thắt chặt mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam - Hàn Quốc. 

Hội thảo lần lượt được dẫn dắt và trình bày bởi các chuyên gia đến từ Việt Nam và Hàn Quốc, xoay quanh các chủ đề: 

  • Thực trạng công nghệ tái sử dụng máy móc công nghiệp của Hàn Quốc
  • Thực trạng công nghệ tái sử dụng máy móc công nghiệp của Việt Nam
  • Tiềm năng thị trường máy móc công nghiệp & xây dựng tại Việt Nam 

Nhận thấy rằng, việc phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực tái sử dụng máy móc xây dựng và công nghiệp sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia lên tầm cao mới, các bên đã quyết định ký kết Biên bản ghi nhớ về hợp tác trong lĩnh vực tái sử dụng máy móc xây dựng và công nghiệp theo các quy định hiện hành của pháp luật mỗi quốc gia. Trong đó, NSN đã ký kết thành công MOU với 2 đối tác doanh nghiệp Hàn Quốc là: Motion-core Co., Ltd và Big Machine Motors.  

z5982627582860_93ee39f9cf4cc356d88370bd00a2ac42z5982628420371_27d528d31a69cdd2c2857345407aa22b

 Thông qua nội dung ký kết, một số chương trình sẽ được hai bên triển khai trong thời gian tới:  

  1.  Hợp tác phát triển công nghệ và kỹ thuật trong ngành tái sử dụng (máy công nghiệp/máy xây dựng)  
  2. Hợp tác về các biện pháp sản xuất trong nước (OEM) cho các bộ phận công nghiệp tái sử dụng  
  3. Hợp tác xây dựng và vận hành các cơ sở được các công ty tái sử dụng cùng sử dụng  
  4. Hợp tác xây dựng thiết bị chứng nhận hiệu suất và chất lượng cho sản phẩm tái sử dụng   
  5. Hợp tác đào tạo, trao đổi chuyên gia tái sử dụng   
  6. Trao đổi thông tin và hợp tác tiếp thị giữa các công ty trong ngành tái sử dụng (máy công nghiệp/máy xây dựng)  

Cũng trong buổi trao đổi, đại diện NSN cùng Motion-core Co., Ltd và Big Machine Motors đều thống nhất sẽ tạo điều kiện, chọn lọc những thiết bị kỹ thuật hiện đại, thân thiện với môi trường và tiến hành nghiên cứu, cải tiến để phù hợp với môi trường sử dụng tại Việt Nam.