Áp lực chi phí năng lượng toàn cầu thúc đẩy các công ty công nghệ điện tử phát triển bền vững
Ngày 30 tháng 9 năm 2024 tại Genève, Thụy Sĩ, theo báo cáo do Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) và Liên minh Đánh giá Thương hiệu Toàn cầu (WBA) đồng thực hiện, mức tiêu thụ năng lượng của ngành công nghệ - điện tử ngày càng lớn nhằm đáp ứng nhu cầu toàn cầu về phần cứng, dịch vụ mạng, lưu trữ dữ liệu và các công nghệ mới phát triển. Tuy nhiên, đặt trong bối cảnh chi phí năng lượng toàn cầu tăng cao do bất ổn về chính trị trên thế giới, các doanh nghiệp công nghệ - điện tử buộc phải tìm kiếm những giải pháp bền vững, tiết kiệm và mang tính dài hạn hơn. Xu hướng phát triển này giúp chủ đầu tư giảm gánh nặng tài chính, đồng thời tăng cường sức mạnh cạnh tranh dài hạn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi bền vững cần mang tính đồng bộ và thống nhất xuyên suốt thị trường.
Chi phí năng lượng tăng tạo - bài toán khó cho phát triển công nghiệp - điện tử
Kể từ tháng 10/2024, giá điện bình quân tại Việt Nam đã được điều chỉnh tăng lên khoảng 2.103 đồng/kWh (chưa VAT), tiếp nối xu hướng tăng liên tục trong những năm gần đây. Cùng lúc, giá nhiên liệu trên thế giới biến động mạnh, khiến tổng chi phí năng lượng trong sản xuất của doanh nghiệp tăng lên đáng kể. Với một nhà máy sản xuất linh kiện điện tử quy mô trung bình, tiêu thụ khoảng 1 triệu kWh/tháng, chỉ cần giá điện tăng thêm 100 đồng/kWh đã tương đương hơn 100 triệu đồng chi phí mỗi tháng - một con số không hề nhỏ nếu tính theo quý hoặc năm.
Đó là chưa kể đến các rủi ro về lưới điện khi nhiều khu công nghiệp ở Bắc Ninh, Hải Phòng hay TP.HCM từng ghi nhận hiện tượng quá tải và luân phiên cắt điện mùa cao điểm. Với một ngành đặc thù như công nghệ - điện tử, nơi mỗi phút trễ dây chuyền là hàng ngàn linh kiện bị lỗi thì ổn định điện năng không còn đơn thuần là tiện ích, đó là điều kiện sống còn của doanh nghiệp.
Sức ép xanh hóa từ các tập đoàn hàng đầu thế giới
Không chỉ đối mặt với áp lực ngày càng lớn về chi phí năng lượng, các doanh nghiệp công nghệ - điện tử, đặc biệt là các nhà máy sản xuất thiết bị, linh kiện cho Apple, Samsung, LG, Intel… còn đứng trước yêu cầu chuyển đổi bền vững từ chính đối tác lớn của mình. Từ năm 2024, hàng loạt hợp đồng OEM đã bắt đầu lồng ghép tiêu chí ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) như một yếu tố ưu tiên và tiến tới trở thành tiêu chuẩn bắt buộc trong tương lai.
Trong đó, Apple yêu cầu 100% nhà cung ứng phải chuyển sang năng lượng tái tạo trước năm 2030, đồng thời đã giảm 60% khí thải so với năm 2015 và hiện sử dụng hơn 17,8 GW điện tái tạo trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Intel cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) toàn cầu vào năm 2040, với kế hoạch sử dụng 100% điện tái tạo trong vận hành và giảm phát thải trong chuỗi giá trị. Samsung cũng áp dụng tiêu chuẩn ESG nghiêm ngặt trong lựa chọn nhà cung cấp, nhằm đảm bảo phát triển bền vững. Các khu công nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam vì thế đang đua nhau xây dựng hình ảnh “khu công nghiệp xanh” - nơi có thể đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế khắt khe về môi trường và năng lượng.
Apple đã đạt mục tiêu giảm 60% lượng khí thải nhà kính toàn cầu, đây là một phần trong mục tiêu đạt được trung hòa carbon cho toàn bộ dấu chân carbon của công ty theo kế hoạch Apple 2030.
Điện mặt trời áp mái - giải pháp tài chính và chiến lược bền vững
Tận dụng mái nhà xưởng để lắp đặt hệ thống điện mặt trời giúp các doanh nghiệp công nghệ - điện tử giải quyết được nhiều vấn đề cùng lúc. Thứ nhất, hệ thống này cho phép tạo ra một lượng điện sạch ổn định, sử dụng trực tiếp cho sản xuất, đặc biệt trong giờ cao điểm khi giá điện tăng cao nhất. Một hệ thống điện mặt trời áp mái do NSN lắp đặt có thể giúp nhà máy tiết kiệm từ 15 - 40% chi phí điện/năm tùy vào vị trí địa lý và mức giá điện khu vực.
Thứ hai, việc sử dụng điện mặt trời giúp doanh nghiệp chủ động ghi nhận “phát thải bằng 0” cho một phần năng lượng tiêu thụ, một tiêu chí cực kỳ quan trọng trong báo cáo ESG giúp doanh nghiệp nâng điểm xếp hạng tín nhiệm, dễ tiếp cận vốn đầu tư quốc tế và giữ chân được các đối tác toàn cầu. Nhiều doanh nghiệp còn lựa chọn điện mặt trời như một phần trong chiến lược marketing xanh, xây dựng thương hiệu bền vững trong ngành công nghệ cao.
Cuối cùng, đây là một giải pháp gần như “không tốn chi phí đầu tư ban đầu” nếu doanh nghiệp chọn mô hình thuê điện mặt trời (PPA). Với hình thức này, bên cung cấp là NSN sẽ đầu tư toàn bộ hệ thống, chịu trách nhiệm thiết kế - vận hành - pháp lý, doanh nghiệp chỉ cần trả tiền điện hàng tháng với giá thấp hơn giá EVN hiện hành.
NSN – Từ tổng thầu Xây dựng công nghiệp đến tổng thầu Năng lượng tái tạo cho ngành điện tử - công nghệ cao
Với hơn 22 năm kinh nghiệm, NSN là một trong số ít các đơn vị tại Việt Nam vừa có kinh nghiệm thi công nhà máy công nghệ - điện tử như Honda, Toyota, Piaggio, Meiko, Kyocera,..., vừa là nhà đầu tư và tổng thầu EPC tiên phong trong lắp đặt điện mặt trời áp mái. NSN đã và đang đồng hành cùng nhiều khách hàng FDI tại Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng, Bắc Ninh, Đồng Nai,… trong việc triển khai hệ thống điện mặt trời công nghiệp có công suất từ 500 kWp đến hơn 6 MWp.
Điển hình, dự án điện mặt trời áp mái nhà máy Kyocera (Nhật Bản) với công suất 6 MWp, sản lượng điện ước tính 5,7 triệu kWh/năm giúp nhà máy tiết kiệm gần 9 tỷ đồng chi phí điện và giảm 4.210 tấn CO2 mỗi năm là minh chứng rõ nét cho quyết định đúng đắn của doanh nghiệp khi lựa chọn NSN làm Tổng thầu cho nhiều dự án xây dựng, đặc biệt là các dự án cung cấp giải pháp năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, NSN cũng lưu ý rằng định hướng phát triển xanh không chỉ nên được lồng ghép tại các dự án xây mới, mà nên là bước đi chung của toàn bộ thị trường công nghệ - điện tử. Trong đó phải kể đến những dự án hiện hữu. Đây là nhóm chiếm đa số trên thị trường và sẽ tiếp tục hoạt động trong vòng 10 - 20 năm nữa. Nhận định về thị trường công nghệ - điện tử tại Việt Nam, chuyên gia NSN cho rằng nhu cầu về công nghệ cao trong nước dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao, đặc biệt khi Việt Nam hiện đang nằm trong tầm ngắm của các dự án FDI có quy mô siêu lớn.