Có thể ‘cách mạng hóa’ ngành năng lượng tái tạo với Blockchain?

Có thể ‘cách mạng hóa’ ngành năng lượng tái tạo với Blockchain?

Ngày nay, Blockchain thường được nhắc đến như là một công cụ tuyệt vời có thể giải quyết được nhiều vấn đề đang tồn tại trên khắp thế giới, nhưng đối với nhiều người, công nghệ này vẫn còn khá khó hiểu và bí ẩn. Đặc biệt, trong vài năm gần đây, sự tăng trưởng đến mức bùng nổ rồi sau đó sụt giảm một cách đột ngột của Bitcoin đã thu hút sự chú ý của cả thế giới và gây ra nhiều tranh cãi về đồng tiền điện tử này nói riêng và công nghệ blockchain nói chung.

Công nghệ kỹ thuật và quang điện

Nhắc đến công nghệ Blockchain, hầu hết mọi người đều nghĩ đến Bicoin. Tuy nhiên, nhiều người không biết rằng Bitccoin chỉ là một phần ứng dụng tiền điện tử của công nghệ blockchain, các phát triển gần đây cho phép blockchain được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả ngành năng lượng tái tạo.

Về ngành năng lượng tái tạo

Nguồn tài nguyên hóa thạch đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt trong khoảng thời gian ước tính từ 80 – 100 năm nữa và năng lượng tái tạo sẽ là nguồn năng lượng thay thế.

Các nguồn năng lượng tái tạo phổ biến ở đây bao gồm: năng lượng mặt trời, địa nhiệt, thủy điện, thủy triều, gió, sinh khối và nhiên liệu sinh học, đóng vai trò rất quan trọng trong việc thay thế nguồn tài nguyên hóa thạch trong tương lai, giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường, giúp các quốc gia có thể tự chủ về năng lượng, tạo ra thêm công ăn việc làm cho nhiều người và phát triển kinh tế – xã hội một cách bền vững. Hơn nữa, các nguồn năng lượng tái tạo có thể được khai thác sử dụng với thời gian dài hơn rất nhiều, nếu không nói là vô tận.

Tuy nhiên, tính đến hiện tại, năng lượng tái tạo đang được khai thác và sử dụng chỉ chiếm khoảng 16% so với tiềm năng thực tế của nó và chỉ mới ứng dụng chủ yếu vào ngành điện.

Khó khăn trong việc triển khai ngành năng lượng tái tạo ở quy mô lớn

Mặc dù có vị trí thiết yếu ở hiện tại và vô cùng quan trọng trong tương lai, ngành công nghiệp năng lượng trên toàn thế giới vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai ở quy mô lớn. Đó là các vấn đề về chi phí cao, sự độc quyền trong việc khai thác và bán năng lượng, các phương pháp sản xuất lỗi thời và thói quen sử dụng nhiên liệu hóa thạch để sản xuất năng lượng.

Để giải quyết các rào cản này, các doanh nghiệp đã bắt đầu xem xét và thừa nhận công nghệ blockchain như một giải pháp khả thi.

Công nghệ blockchain giúp giải quyết được những hạn chế mà ngành năng lượng tái tạo đang gặp phải như thế nào?

Về vấn đề thiếu vốn và tài chính, công nghệ blockchain cho phép các nhà sản xuất đang thiếu vốn, hoặc cần huy động vốn có thể kêu gọi đầu tư bằng cách phát hành các mã token năng lượng ra công chúng. Các mã token này có thể được dùng để sử dụng năng lượng sau này, hoặc có thể mua đi bán lại để kiếm lợi nhuận. Nhờ có công nghệ blockchain, các công ty có thể tiếp cận các nhà đầu tư một cách nhanh nhất, tiết kiệm thời gian, chi phí và huy động vốn một cách dễ dàng nhất.

Theo thống kê thực tế, trên thế giới đã có 122 công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực năng lượng tái tạo đã huy động được con số ấn tượng 310 tỷ USD chỉ trong khoảng thời gian từ quý 2 năm 2017 đến đầu năm 2018 nhờ việc ứng dụng công nghệ blockchain.

Ví dụ: Dự án Brooklyn Microgrid, thông qua việc huy động vốn đã tạo ra được một cộng đồng quy mô nhỏ nơi người dùng có thể tạo ra và lưu trữ năng lượng thông qua hệ thống năng lượng mặt trời và giao dịch với các thành viên khác trong cộng đồng.

Một số công ty khởi nghiệp blockchain thậm chí đã áp dụng mô hình này và nhân rộng ở mức cao hơn, tiến đến việc loại bỏ được sự độc quyền của các công ty cung cấp điện như hiện nay.

Điển hình như Eloncity đã xây dựng riêng được một cộng đồng mà tại đó loại bỏ hoàn toàn vai trò phân phối của các công ty năng lượng, bằng cách cung cấp một mạng lưới lưu trữ, trao đổi và sử dụng năng lượng trực tiếp trên blockchain. Hệ thống của công ty sử dụng các pin lưu trữ năng lượng thông minh cùng với các tấm pin mặt trời, cho phép người dùng tạo, sử dụng và lưu trữ năng lượng của chính họ. Thị trường do Eloncity tạo ra đã cho phép người dùng loại bỏ hoàn toàn sự độc quyền của các công ty cung cấp năng lượng.

Ngoài ra, công nghệ blockchain giúp tạo ra sự minh bạch trong các hệ thống quản lý và theo dõi năng lượng tiêu thụ hiện có. Khi giao dịch, từng giao dịch một sẽ được lưu lại trên sổ cái kỹ thuật số để những người quan tâm có thể dễ dàng truy cập và theo dõi trong khi các thông tin quan trọng như thông tin của người mua và người bán vẫn được duy trì ở trạng thái ẩn danh để tránh các trường hợp thông tin bị tấn công, ăn cắp hay thao túng.

Tương lai của công nghệ blockchain với ngành năng lượng tái tạo?

Hiện tại các dự án năng lượng tái tạo ứng dụng công nghệ blockchain vẫn đang trong giai đoạn “trứng nước” và vẫn cần thêm thời gian để chứng minh tính hiệu quả thực tế một cách lâu dài và bền vững. Tuy nhiên, với những yếu tố tích cực như bản chất phi tập trung, sự minh bạch và phân tán của nó, blockchain chắc chắn là một công cụ có giá trị đối với ngành năng lượng tái tạo.

Song song với đó, nhà nước cũng cần hoàn thiện khung pháp lý tại các thị trường liên quan để có thể tận dụng tối đa lợi ích và hiệu quả tiềm năng mà các hệ thống năng lượng cung cấp dựa trên blockchain trong tương lai.

Ở Việt Nam, với ngành điện, thị trường bán lẻ điện (ở đó đường dây truyền tải và phân phối điện đến các hộ được sử dụng như “hệ thống giao thông chung” và các bên mua bán điện chỉ cần trả phí truyền dẫn) chỉ được công nhận ít nhất từ năm 2023, từ nay đến đó mọi giao dịch về mua bán điện đều phải qua các công ty phân phối điện, “độc quyền tự nhiên” trên khu vực lưới mà họ quản lý.

Vì vậy, cần tìm hiểu sâu về công nghệ Blockchain, thiết bị cần thiết, các giao thức và nhất là hành lang pháp lý để có thể ứng dụng trong thực tế khi thị trường điện bán lẻ được vận hành.

Alex Phạm

By |2019-05-17T17:02:24+00:00May 17th, 2019|Bản tin năng lượng, Tin tức|0 Comments